Điểm khác nhau giữa quyền tác giả và quyền liên quan

Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Điểm khác nhau giữa quyền tác giả và quyền liên quan

Bên cạnh điểm giống nhau, một số tiêu chí dùng để so sánh quyền tác giả và quyền liên quan như sau:

Tiêu chí

Quyền tác giả

Quyền liên quan

Căn cứ phát sinh, xác lập quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ

Từ khi tác phẩm được sáng tạo, thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ đã được công bố hay chưa, đã được đăng ký hay chưa.

Từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình/thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

Đối tượng được bảo hộ

- Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí...

-Tác phẩm phái sinh không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

- Cuộc biểu diễn.

- Bản ghi âm, ghi hình.

- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

Chủ thể được bảo hộ

Người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả.

Người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

Nội dung được bảo hộ

- Quyền nhân thân.

- Quyền tài sản.

Chủ yếu là quyền tài sản chỉ có người biểu diễn có quyền nhân thân.

Điều kiện để được bảo hộ

Có tính nguyên gốc; được định hình dưới một dạng vật chất nhất định; trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học; không thuộc các đối tượng không thuộc quyền bảo hộ.

Có tính nguyên gốc, phải có dấu ấn sáng tạo của chủ thể liên quan và không gây phương hại đến quyền tác giả.

Thời hạn được bảo hộ

- Các quyền nhân thân: Bảo hộ vô thời hạn trừ quyền công bố tác phẩm;

- Các quyền tài sản: Có thời hạn bảo hộ như sau:

  • Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: Thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
  • Tác phẩm còn lại: Có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

- Quyền của người biểu diễn: 50 tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.

- Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: 50 tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.

- Quyền của tổ chức phát sóng: 50 tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.

Bài viết liên quan