Dịch Vụ Bảo hộ Sáng chế của Bắc Việt Luật

Việc bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ là một trong những công việc quan trọng hàng đầu của Doanh nghiệp. Luật  Bắc Việt cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng uy tín cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước!

I. Sáng chế là gì?

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội

Thời hạn bảo hộ Sáng chế là 20 năm

II. Các đối tượng không được bảo hộ?

- ý đồ, nguyên lý và phát minh khoa học.

- phương pháp và hệ thống tổ chức và quản lý kinh tế; phương pháp và hệ thống giáo dục, giảng dạy, đào tạo.

- phương pháp luyện tập cho vật nuôi; hệ thống ngôn ngữ, hệ thống thông tin, phân loại, sắp xếp tư liệu.

- bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng, các đề án quy hoạch và phân vùng lãnh thổ.

- giải pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ thuật.

- ký hiệu quy ước, thời gian biểu, các quy tắc và các luật lệ, các dấu hiệu tượng trưng.

- phần mềm máy tính, thiết kế bố trí vi mạch điện tử, mô hình toán học, đồ thị tra cứu và các dạng tương tự.

- giống thực vật, giống động vật; phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người, cho động vật.

- quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật, động vật.

II.Các tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế:

- Tác giả tạo ra Sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;

- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

- Đối với Sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước do chính phủ quy định riêng.

- Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra Sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

- Người có quyền đăng ký nêu trên có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

IV.Các vấn đề bạn được tư vấn

- Chúng tôi tư vấn cho bạn toàn bộ hành lang pháp lý về việc đăng ký Sáng chế

- Tư vấn khả năng bảo hộ đối với Sáng chế;

- Tư vấn hồ sơ tài liệu chuẩn bị đăng ký Sáng chế;

- Tư vấn về phạm vi bảo hộ của Sáng chế;

IV. Tài liệu yêu cầu tài liệu?

1. Giấy ủy quyền cho Luật  Bắc Việt

2. Xác nhận của UBND phường hoặc xã nếu như Người nộp đơn là cá nhân.

3. Nếu Người nộp đơn là Công ty thì Phải đóng dấu Công ty, ghi rõ họ tên, chức vụ người ký;

2. Bản xác nhận về yêu cầu bảo hộ;

3. Bảng tóm tăt sáng chế về kỹ thuật;

4. Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn, theo mẫu đính kèm, trong trường hợp tác giả Sáng chế không phải là người nộp đơn.

V. Thông tin yêu cầu

1. Ðịa chỉ, điện thoại, Fax của Công ty hoặc cá nhân có Kiểu dáng công nghiệp xin đăng ký.

2. Tên gọi của Sáng chế xin đăng ký thế nào?

3. Họ tên, địa chỉ của tác giả sáng tác Sáng chế như thế nào?

4. Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm được chế tạo theo Kiểu dáng công nghiệp đang có ý định bảo hộ;

5. Bản mô tả sáng chế , bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Tên sáng chế;

- Lĩnh vực kỹ thuật đề cập của Sáng chế;

- Những giải pháp kỹ thuật đã biết trước khi có Sáng chế, những nhược điểm và hạn chế.

- Bản chất kỹ thuật của Sáng chế như thế nào?

- Mô tả vắn tắt các hình vẽ như là thực hiện giải pháp ký thuật nào?

- Ðưa một hoặc một vài trường hợp áp dụng cụ thể để chứng minh tính hiệu quả của giải pháp xin đăng ký như thế nào?

VI. Các điểm lưu ý

- Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trên cơ sở Bằng độc quyền sáng chế do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Quyền ưu tiên dành cho người nộp đơn sớm nhất trong số những người nộp đơn cho cùng một sáng chế;

- Thực hiện chung thực các thông tin cung cấp để thực hiện việc bảo hộ;

VII.Yêu cầu mô tả ?

Đối với Bản mô tả Sáng chế gồm các nội dung sau:

§ Đối với bảng mô tả: phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ.

§ Trong bản mô tả phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó.

§ Bản mô tả phải làm rõ được tính mới, trình độ sáng tạo (nếu đối tượng cần bảo hộ là sáng chế) và khả năng áp dụng của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ.

Bản mô tả bao gồm các nội dung sau :

- Chỉ số phân loại sáng chế quốc tế (theo thoả ước Strasbourg) ,

- Tên giải pháp kỹ thuật,

- Lĩnh vực trong đó giải pháp kỹ thuật được sử dụng hoặc liên quan,

- Tình trạng kỹ thuật thuộc lĩnh vực nói trên tại thời điểm nộp đơn (các giải pháp kỹ thuật đã biết)

- Bản chất của giải pháp kỹ thuật,

- Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo,như là thực hiện giải pháp kỹ thuật,

- Những lợi ích có thể đạt được (hiệu quả của giải pháp kỹ thuật)

- Đối với Yêu cầu bảo hộ: phải được trình bầy ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của giải pháp kỹ thuật cần bảo hộ.

- Đối với Bản tóm tắt sáng chế/ giải pháp hữu ích: để công bố một cách vắn tắt về bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích, Bản tóm tắt phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của giải pháp kỹ thuật nhằm mục đích thông tin

VIII: Công ty Luật  Bắc Việt  tiến hành soạn thảo hồ sơ bảo hộ miễn phí

- Soạn thảo toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc đăng ký Sáng chế;

- Tiến hành mô tả đối tượng bảo hộ;

- Giấy ủy quyền;

- Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký bảo hộ Ság chế;

- Tiến hành mọi giao dịch trong việc bảo hộ Sáng chế;

IX. Các thủ tục Luật  Bắc Việt tiến hành

- Đại diện trên Cục sở hữu trí tuệ để tiến hành thủ tục bảo hộ Sáng chế;

- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Cục SHTT;

- Nhận kết quả là văn bằng bảo hộ Sáng chế;

- Khiếu nại quyết định từ chối bảo hộ (Nếu có)

- Công chứng giấy tờ cho bạn để tiến hành thủ tục tiếp theo;

- Đại diện nhận văn bằng vảo hộ;

 

Bài viết liên quan