Nhãn hiệu châu Á trong cuộc chiến giành vị thế


Những cái tên như Gucci và Rolex từ lâu đã gắn liền với châu Á bằng những sản phẩm nhập khẩu đắt tiền từ phương Tây hay hàng nhái giá rẻ được sản xuất tại địa phương.



Giờ đây các doanh nghiệp châu Á đang nỗ lực phát triển các danh hiệu của chính mình mà những người ở khắp nơi sẽ tìm mua.


Nhà sản xuất máy tính hàng đầu của Trung Quốc, Lenovo, hy vọng sẽ in sâu tên tuổi họ vào tiềm thức của thế giới trong vai trò nhà tài trợ của Olympic và là nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ máy tính cho Olympic mùa đông 2006 ở Turin (Ý) và Olympic mùa hè 2008 ở Bắc Kinh. “Lenovo sẽ tận dụng các kỳ Olympic để trưng bày công nghệ và sản phẩm của mình cho thế giới”, Chủ tịch Lenovo, ông Dương Diên Khánh, khẳng định.


Không chỉ các công ty ở Trung Quốc mà tại Singapore và Philippines các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực đạt được điều mà các nước công nghiệp hóa của châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc đã làm cách đây nhiều thập kỷ với các nhãn hiệu như: Toyota, Sony và Samsung. Chiến lược của các công ty này là xây dựng nhãn hiệu ở trong nước trước, sau đó khuếch trương nhãn hiệu đó ra hải ngoại.


Các chuyên gia công nghiệp cho rằng, Trung Quốc là nền kinh tế đang nổi lên sau cùng sẽ phát triển các “siêu nhãn hiệu”, xe hơi do họ sản xuất sẽ nổi tiếng như Ford của Mỹ và hàng điện tử dễ dàng nhận ra như Panasonic của Nhật.


Terence Oliver, chuyên gia về nhãn hiệu ở Tokyo, cho rằng, người ta thường nghĩ các xí nghiệp ẩm thấp ở Trung Quốc sản xuất giày thể thao cho hãng Nike hay một hãng nào khác và trả ít tiền công, nhưng những người quản lý các xí nghiệp này đang bắt đầu nhận ra giá trị của các nhãn hiệu. "Cái bạn trông thấy hiện nay ở Trung Quốc cũng chính là cái bạn thấy ở các nước phát triển khác, thậm chí nó còn diễn biến nhanh hơn”. Các công ty Trung Quốc đang dần nhận ra rằng sản xuất hàng hóa cho những người khác chỉ là bước đầu tiên và không hẳn đã có lợi nhuận.


Theo các chuyên gia kinh tế, Trung Quốc có thể sản xuất gần như mọi thứ với giá rẻ, và nếu một công ty Trung Quốc có thể bán hàng ở quốc gia đông dân nhất thế giới, thì nó sẽ dư sức bán ra quốc tế nếu nó duy trì được chất lượng như người ta mong đợi. Nguyên nhân là do Trung Quốc đang mở cửa nền kinh tế trong vai trò là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên các nhãn hiệu lớn của nước ngoài đang đổ vào thị trường 1,3 tỷ dân này. Cùng lúc một số công ty Trung Quốc kéo ra các thị trường nước ngoài và đem theo tên tuổi của mình.


---------------CÔNG TY LUẬT BẮC VIỆT-------------------------------


HÀ NỘI: Số 86, đường Số 7, Hội Nghị Quốc Gia, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội


Tel: 0422155966 – 04.22158486 Mail : dichvu@bacvietluat.vn


Hotline: 0938188889


Hồ Chí Minh:
Tel:
0918 721 514 - 0958 911 119
Hotline: 01687696666


HẢI PHÒNG:


Hotline : 0168.631.9999


Dịch vụ nhãn hiệu hàng hóa:


Phòng hỗ trợ khách hàng : Phone: 0938188889 – 01686319999


Website : www.nhanhieuhanghoa.vn - www.bvl.vn www.lawvn.net



 



')}

Bài viết liên quan